Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã được soát xét. Thuyết minh báo cáo cho thấy, trong nửa đầu năm nay, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch tập đoàn - đã chi 3.277,31 tỷ đồng để tài trợ cho một công ty con.
Mặc dù không thuyết minh cụ thể công ty con nào của Vingroup đã nhận khoản tài trợ trên nhưng nhiều khả năng đây là khoản tài trợ của ông Vượng cho VinFast theo cam kết trước đây.
Ông Phạm Nhật Vượng (Ảnh: Bloomberg/Vingroup).
Bên cạnh khoản tài trợ trên, ông Phạm Nhật Vượng còn có giao dịch chuyển nhượng cổ phần công ty con, giá trị hơn 1.800 tỷ đồng. Trong khi đó, ông tiếp tục không nhận thù lao cho chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup.
Phát biểu tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hồi tháng 4 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng từng khẳng định "tất cả cho VinFast". Ông Vượng nhấn mạnh "tôi đã cam kết dành 1 tỷ USD cho VinFast. Tôi sẽ tiếp tục thu xếp tài sản của mình cho VinFast, ít nhất là 1 tỷ USD nữa".
Chủ tịch Vingroup khẳng định, VinFast không chỉ là dự án kinh doanh mà còn là dự án trách nhiệm xã hội, VinFast không chỉ muốn sản xuất được xe mà còn muốn vào top đầu thế giới.
Trung tuần tháng 6, ông Phạm Nhật Vượng xuất hiện trước truyền thông nước ngoài và một lần nữa khẳng định, sẽ hỗ trợ tài chính cho VinFast "cho đến khi hết tiền thì thôi".
Theo thống kê của Forbes, tại ngày 1/9, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 4,3 tỷ USD tài sản ròng. Ông Vượng hiện sở hữu 691,27 triệu cổ phiếu VIC tương ứng 17,82% vốn điều lệ công ty (theo báo cáo quản trị bán niên của Vingroup). VIC đóng cửa phiên 30/8 tại mức giá 44.200 đồng.
" alt=""/>Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ gần 3.300 tỷ đồng cho một công tyCác chi cục kiểm dịch thực vật vùng và sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh nhận được văn bản của Cục Bảo vệ thực vật về việc hướng dẫn điều kiện xuất khẩu bưởi từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật cho biết sau quá trình đàm phán, Cục này và Cơ quan Kiểm dịch thực vật Hàn Quốc đã thống nhất về điều kiện xuất khẩu bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
Dự kiến trong thời gian tới, Hàn Quốc sẽ chính thức cho phép Việt Nam xuất khẩu bưởi tươi vào thị trường này.
Cả nước hiện có 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn; với các giống bưởi đa dạng, đặc trưng cho từng vùng miền. Riêng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng 32.000ha với sản lượng khoảng 369.000 tấn...
Những tỉnh có diện tích bưởi lớn là Bến Tre (8.824ha), Vĩnh Long (8.619ha), Đồng Nai (5.426ha) với các giống bưởi nổi tiếng như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Tân Triều...
Cả nước có khoảng 105.400ha trồng bưởi, sản lượng gần 905.000 tấn (Ảnh: Hữu Nghị).
Đến nay, bưởi tươi Việt Nam đã được xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuối năm 2022, bưởi Việt Nam đã chính thức được cấp "visa" xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Mỹ, New Zealand, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đột biến.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu bưởi sang Hàn Quốc, Cục Bảo vệ thực vật gửi kèm tài liệu về điều kiện nhập khẩu đến các đơn vị liên quan để phổ biến cho các tổ chức cá nhân biết và thực hiện.
Theo yêu cầu của cơ quan quản lý Hàn Quốc, các vùng trồng sản xuất quả bưởi tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc phải đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật hàng năm để cơ quan này quản lý và giám sát.
Cục cũng phải thông báo cho Cơ quan kiểm dịch động thực vật danh sách các vùng trồng bưởi, nhà đóng gói xuất khẩu và cơ sở xử lý hơi nước nóng đã được đăng ký trước khi bắt đầu xuất khẩu trái bưởi tươi hàng năm...
Quả bưởi cũng được yêu cầu không nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật mà Hàn Quốc quy định, xử lý hơi nước nóng... Việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện bởi cán bộ kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam, trên 2% của tổng số thùng carton hoặc 600 quả cho mỗi lô hàng.
" alt=""/>Tin vui với bưởi Việt NamTrao đổi với phóng viên Dân trísáng 5/12, người phát ngôn sàn thương mại điện tử Temu khẳng định doanh nghiệp đã nộp đầy đủ các giấy tờ cần thiết để đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Đơn vị này nêu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam.
Đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết vẫn đang tiến hành rà soát hồ sơ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của sàn này nên đã yêu cầu Temu tạm dừng hoạt động.
"Sau khi làm việc với Cục, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd, chủ sở hữu nền tảng thương mại điện tử Temu thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử đã thực hiện nộp hồ sơ đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử", đại diện cơ quan quản lý cho biết.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã tiến hành rà soát và yêu cầu sàn này bổ sung hồ sơ. Đến nay, Temu đã nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung lần 2 và cơ quan quản lý đang trong quá trình xem xét nội dung hồ sơ theo quy định.
Website của Temu đã không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt như trước. Tuy nhiên người dùng vẫn có thể đặt hàng và thanh toán bằng phiên bản tiếng Anh (Ảnh: Chụp màn hình).
"Trong thời gian hoàn thiện hồ sơ, sàn này đã triển khai thực hiện một số yêu cầu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số. Cụ thể, tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam, không sử dụng ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt khi cung cấp dịch vụ trên website Temu.com và ứng dụng di động", cơ quan quản lý thông tin.
Cơ quan này cũng đã yêu cầu Temu cảnh báo với người tiêu dùng về việc đang trong quá trình đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương. Cảnh báo này để người tiêu dùng biết đây là website, ứng dụng chưa được cấp phép và cần thận trọng khi thực hiện giao dịch.
"Gỡ bỏ các chương trình khuyến mại chưa tuân thủ quy định pháp luật về xúc tiến thương mại theo pháp luật của Việt Nam. Toàn bộ các sản phẩm, hàng hóa có khuyến mại trên 50% được gỡ bỏ theo quy định. Đồng thời, sàn này phải bỏ các chương trình, mô hình kêu gọi người dùng tham gia kinh doanh để được hưởng các khoản thưởng và hoa hồng khác nhau tại thị trường Việt Nam", Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thông tin.
Trước đó, theo phản ánh của phóng viên Dân trí, ngày 4/12, website hay ứng dụng của Temu không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt, chỉ còn phiên bản tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc. Từ tháng 11, sàn này cũng không còn quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt.
Dòng thông báo "Temu đang làm việc với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) để đăng ký việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam" vẫn hiển thị trên website và ứng dụng mỗi khi người dùng truy cập nhưng đều bằng tiếng Anh.
Đáng chú ý, một số người dùng phản ánh vài đơn hàng đã đặt từ tháng 11 trên trang thương mại điện tử Temu song họ vẫn chưa nhận được hàng.
Theo cơ quan hải quan, hiện sàn này chưa được cấp phép nên chưa có cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan. Do đó, sau khi Bộ Công Thương cấp phép hoạt động đối với Temu, cơ quan hải quan sẽ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giao dịch qua sàn thương mại điện tử bình đẳng như các nhà cung cấp, xuất nhập khẩu khác.
" alt=""/>Bộ Công Thương, Temu lên tiếng về thông tin dừng hoạt động tại Việt Nam